Du Lich Han Quoc Nhật Bản, doc truyen truyện tranh cười Việt Nam doc truyen ma kinh di truyen tinh yeu lãng mạn, tin tuc onlineTintucOnline Việt Nam - tin tuc onlinepho thong học tại trường Việt Anh và truong chuyen lớp chọn

Thứ Ba, 21 tháng 5, 2013

Thêm 1 đối tượng lừa thẻ cào điện thoại sa lưới

 (VOV) -Đối tượng bị bắt giữ là Nguyễn Đức Nhượng (SN 1991, trú tại xã Kỳ Sơn, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh). 

Chiều ngày 21/5, Đại úy Nguyễn Đức Kiên - Phó đội trưởng Đội CSĐT tội phạm hình sự công an huyện Nam Đàn (Nghệ An) cho biết, cơ quan này vừa bắt giữ thêm một đối tượng trong nhóm các đối tượng lừa đảo bằng hình thức gửi mã số thẻ cào ĐTDĐ.

Đối tượng bị bắt giữ là Nguyễn Đức Nhượng (SN 1991, trú tại xã Kỳ Sơn, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh).

Hai đối tượng Phạm Văn Cương và Phạm Văn Công tại cơ quan công an huyện Nam Đàn

Trước đó, như đưa tin, sau một thời gian thu thập chứng cứ, ngày 17/5, Cơ quan CSĐT công an huyện Nam Đàn đã bắt giữ Phạm Văn Công (SN 1990) và Phạm Văn Cương (SN 1995) đều trú tại xóm Hải Hà, xã Kỳ Lâm, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Qua đấu tranh, các đối tượng khai nhận từ tháng 6/2012 đến nay đã gây ra 32 vụ (trên địa bàn huyện Nam Đàn và một số nơi khác) bằng hình thức sử dụng điện thoại di động gọi điện đến các số thuê bao di động để lừa khách hàng đã trúng thưởng số tiền 100 triệu đồng và yêu cầu nộp lệ phí nhận thưởng bằng cách gửi mã số thẻ cào ĐTDĐ.

Từ lời khai của hai đối tượng, Ban chuyên án mang bí số “413 ĐT” đã tiếp tục bắt giữ khẩn cấp đối tượng Nguyễn Đức Nhượng để tiếp tục điều tra, làm rõ. Qua công tác đấu tranh, 3 đối tượng đã chiếm đoạt trên 100 triệu đồng của người dân trên cả nước.

Theo đại úy Kiên, đây là nhóm đối tượng hoạt động lừa đảo, chiếm đoạt bằng hình thức rất tinh vi, xảo quyệt. “Thủ đoạn của chúng là dùng sim rác nhắn tin, gọi điện thoại đến cho người dân rồi thông báo với trúng thưởng với giá trị lớn. Để nhận thưởng, chúng yêu cầu người dân phải nộp thẻ cào làm chi phí giao dịch. Sau khi chiếm đoạt mã số thẻ cào điện thoại từ người dân, chúng bán lại với giá bằng 40-60% giá trị thật của thẻ điện thoại”, đại úy Kiên cho biết.

Cơ quan công an huyện Nam Đàn cũng cho biết, ai là nạn nhân của thủ đoạn lừa đảo này có thể trình báo với phòng CSĐT tội phạm hình sự Công an huyện Nam Đàn để củng cố hồ sơ vụ án.

Hiện, cơ quan công an huyện Nam Đàn đang tiếp tục điều tra, làm rõ và sớm hoàn tất hồ sơ để khởi tố bị can, khởi tố vụ án./.


Chống nạn mại dâm bằng... một đám cưới trẻ em tập thể

 Hằng năm, tại “làng mại dâm” Wadia đều tổ chức long trọng một đám cưới và lễ đính hôn tập thể cho các bé gái. Bởi một khi đã có chồng hoặc vị hôn thê thì các cô bé sẽ có thể thoát khỏi hủ tục “bán thân”, hành nghề mại dâm. 

Lễ cưới tập thể được tổ chức long trọng cho các bé gái.

 12 tuổi phải lấy chồng để tự cứu đời mình 

Hàng trăm vị khách tới từ các ngôi làng xung quanh và các quan chức địa phương đã tập trung tại ngôi làng Wadia, cách thành phố Palanpur, bang Gujarat (Ấn Độ) 115km về phía tây để tham dự một sự kiện đầy ý nghĩa. Đó là một đám cưới tập thể của 8 bé gái và lễ đính hôn của 13 cô bé khác. Khoác lên mình bộ sari màu hồng rực rỡ và những trang sức bằng vàng sáng chói, cô dâu nhí Nita 12 tuổi cũng giống như các bé gái khác ngồi khép nép bên những chú rể và vị hôn thê đội khăn xếp vàng khi một giáo sĩ Hindu tụng kinh Vệ đà.

Trong buổi tổ chức hôn lễ tập thể này, thay vì hạnh phúc, vui mừng, cả Nita và chú rể luôn tỏ ra căng thẳng, e dè và sợ hãi. Cặp mắt của Nita ngơ ngác như đang muốn tìm sự trợ giúp của người thân. Giờ lành đến, 21 cặp đôi uyên ương nhí cùng bước lên trước sự chứng kiến của rất nhiều người. 21 cặp đôi với những thân phận khác nhau, tuy nhiên trong buổi lễ cưới tập thể này họ chỉ có một lý do để thành hôn. Đó là việc kết hôn và đính hôn, những bé gái có thể thoát khỏi tập tục “sinh ra phải làm nô lê tình dục”. Bởi lẽ khi đã có chồng hoặc vị hôn thê thì các cô bé sẽ không bị ép hành nghề mại dâm.

Ngắt những giọt nước mắt ngắn dài, Nita kể về 3 đêm trước khi làm đám cưới thật xót xa. Đêm hôm đó, sau khi đi “tiếp khách” trở về, mẹ Nita với dáng vẻ mệt nhọc nhưng giọng nói nghiêm nghị, không có gì là đùa giỡn: “Nita - 2 hôm nữa tổ chức hôn lễ. Chú rể mẹ đã chọn rồi, là con trai của một người “khách” quen. Năm nay, cậu ta lên 14”.

Như tiếng sét đánh ngang tai, một cô bé mới 12 tuổi - cái tuổi ngây thơ, hồn nhiên, vậy mà 2 hôm nữa phải đi lấy chồng. Nita khóc nức nở, quỳ lê xin mẹ đừng ép buộc. Vẫn là giọng đanh đúa, mẹ Nita đáp: “Khi này con chỉ có hai sự lựa chọn, hoặc đi lấy chồng hoặc làm gái điếm. Về phần mẹ thì chọn cho Nita con đường là đi lấy chồng, bởi mẹ không muốn con gái mình tiếp tục nối nghề nhơ nhuốc này”. Như đã hiểu ra chuyện, Nita không còn gào thét lên van xin nữa, mà thuận theo sự sắp đặt của người mẹ.

Trong khoảng không gian đêm lạnh lẽo, yên tĩnh, ở một góc nhà nhỏ, hai mẹ con Nita ôm nhau khóc. Chị Sulit - mẹ Nita - kể với con gái về quãng đời làm gái bán hoa đầy tủi nhục và nước mắt.

Buổi tối định mệnh năm lên 10, chị Sulit trang điểm đậm, mặc váy hồng, ngồi ở chỗ sáng để khách qua đường có thể nhìn thấy mình. Sulit ngồi đây chờ khách làng chơi trả giá cho sự trinh trắng của mình. Ở đây, sự trinh trắng của những cô gái được coi như một món hàng có giá trị mà nhiều thương nhân trung lưu sẵn sàng trả thêm tiền. Sau những lần xem mặt, định giá cho “cái ngàn vàng”, Sulit được trả lên đến 30.000 - 40.000 rupee/lượt. Sau khi ngã giá, người đàn ông có thể ở cùng Sulit bao lâu tùy thích - một vài giờ, vài ngày, hay thậm chí vài tuần.

Tuy nhiên, khi đã mất đi sự trinh trắng, Sulit cũng giống như những cô gái khác là khó có thể lấy chồng. Nita là đứa con ngoài giá thú của Sulit. Đến ngay cả Sulit cũng không biết cha của con gái mình là ai, vì một ngày chị phải tiếp dăm bảy khách làng chơi. Không ít lần, Sulit muốn rũ bỏ vết nhơ quá khứ, muốn làm một công việc tử tế để nuôi dạy con lên người. Nhưng ở vùng quê nghèo này phần lớn đàn bà con gái làm cái nghề “truyền thống” bán dâm, bản thân lại không có tiền bạc hay bằng cấp để có thể dũng cảm bước ra khỏi làng quê ấy, Sulit vẫn tiếp tục hành nghề. Lúc còn trẻ, còn nhan sắc thì một ngày chị tiếp tới 10 - 20 khách, với khoản thu nhập khá. Nhưng đến khi tới 40 tuổi, nhan sắc tàn phai, một gái điếm như Sulit chỉ còn là hàng ế ẩm. Vì miếng cơm manh áo, hằng ngày Sulit và những “đồng nghiệp” của mình vẫn cố gắng tìm mọi cách chèo kéo lấy 2 - 3 khách làng chơi.

Gạt nước mắt, Sulit kể với con gái về những đớn đau, tủi nhục khi hành nghề bán dâm. Với những cô gái làm việc bán dâm, ngoài việc có thể bị khách bùng tiền hay đánh đập trong trạng thái không thể kiểm soát được (say rượu, phê thuốc...), song cũng không đáng sợ bằng việc các cô gái phải chiều những vị khách tỉnh táo, minh mẫn nhưng lại có sở thích và những hành vi thú tính, quái ác, chẳng giống người thường. Bị bạo hành về thân xác nhưng cũng phải âm thầm chịu đựng... vì đó là nghề. Rồi còn phải đối mặt với bệnh tật đầy mình, thậm chí là HIV/AIDS, nghiện ma túy và chết đường chết chợ... Đây chính là lý do vì sao Sulit không muốn con gái nối “nghề” của mình. Trong khuôn khổ của phong tục, Sulit cũng như bao bà mẹ khác quyết định cho con gái kết hôn sớm. Bởi theo phong tục, khi một người phụ nữ đã kết hôn hoặc đính hôn thì không được hành nghề mại dâm nữa.

Lễ cưới tập thể được tổ chức long trọng cho các bé gái.

 Chém cái kiếp sinh ra phải “bán thân” 

Wadia là ngôi làng nhỏ với những mái nhà xiêu vẹo. Điều đặc biệt là tại Wadia, hầu hết phụ nữ đều trở thành nô lệ tình dục, không ai có thể chạy thoát khỏi số phận “sinh ra phải làm nô lệ tình dục”. Những cô bé phải tiếp nối “truyền thống” bán thân của mẹ, trong khi những người anh em trai của họ trở thành “tú ông”. Họ có thể hành “nghề” ở ngay tại địa phương, trên các tuyến đường cao tốc, trong các quán bar hay nhà thổ tại các thành phố lớn như Delhi và Mumbai.

Và ngày càng nhiều em gái tự nguyện bán thân vì “truyền thống gia đình” cũng như thu nhập khá. 2 năm trước đó, đa số những phụ nữ ở đây bị chính người nhà của mình bán làm nô lệ tình dục để nuôi gia đình. Những người đi qua ngôi làng Wadia không khó để nhận ra các cô gái, một vài em dưới 18 tuổi và một số dưới 15 tuổi, đứng đường hay đang ngồi trước cửa để chờ khách làng chơi đến trả giá.

“Mại dâm là một truyền thống, một điều hoàn toàn bình thường và được chấp nhận ở mọi lứa tuổi tại cộng đồng Saraniya ở làng Wadia. Họ không nghĩ họ đang làm điều sai trái. Nhưng đó thực ra lại là việc làm thiếu văn minh và không đứng đắn” -Vijay Bhatt (nhân viên phát triển huyện Banaskantha, thành phố Palanpur) cho biết.

Bằng những trải nghiệm phận đời bạc bẽo, tủi nhục của nghề bán dâm, không ít bà mẹ đã đồng ý cộng tác với chương trình của các tổ chức từ thiện nhằm giúp đỡ những bé gái thoát khỏi nghề nhơ nhuốc này. “Chúng tôi đang cố loại bỏ tập tục và vết nhơ này. Chúng tôi muốn tiêu diệt tận gốc” - Ramesh Saraniya (người có em gái 25 tuổi và cháu gái 22 tuổi) tham gia lễ cưới tập thể cho biết.

Các nhà hoạt động xã hội, tổ chức và tài trợ 900.000 rupee cho sự kiện này tin rằng bảo vệ những bé gái bằng cách cho kết hôn sớm sẽ chấm dứt được ngành “thương mại xác thịt” ở Wadia, nhưng họ cũng nói thêm rằng cần phải cần phải phát triển hơn nữa để đảm bảo cho những bé gái khác không trở thành gái mại dâm.

“Chắc chắn sẽ không ai bước chân vào nghề dơ bẩn này sau khi đính hôn hoặc kết hôn... Nếu có chồng, các cô bé sẽ không bị bán” - Mittal Patel (thuộc Vicharta Samuday Samarthan Manch - một tổ chức từ thiện địa phương giúp đỡ các bộ tộc du mục ở Ấn Độ) nói.

Một thực tế là sau khi tổ chức đám cưới, đính hôn, những cô gái có thể có được sự tự do, không phải hành nghề như mẹ chúng và có được cuộc sống bình thường. Đây là một việc làm rất có ý nghĩa và văn minh, ngăn chặn sự bùng phát của tệ nạn mại dâm. Tuy nhiên, chủ trương này cũng còn tồn tại một số hạn chế. “Nếu tôi lấy chồng muộn hơn, tôi đã có thể biết đọc và viết. Nếu được học hành, tôi sẽ không phải làm việc trên cánh đồng nóng như thiêu như đốt” - Seema (bị gả chồng lúc 6 tuổi và bắt đầu sống cùng chồng khi 15 tuổi) than vãn.

Mamta (một cô dâu trẻ em khác) cũng tiếc nuối vì không được học hành tử tế, vì nhờ đó mà cô có thể được trao cơ hội và không phải phụ thuộc vào người khác. Thay vào đó, cô hiện tại cảm thấy mình không có lựa chọn và phải thường xuyên chịu đựng đòn roi của chồng. Swarma (14 tuổi) lấy chồng và chuyển đến ở cùng người chồng 19 tuổi. Cuộc sống của cô bây giờ hoàn toàn khác với thời thơ ấu vô tư. “Sau khi lấy chồng, công việc của tôi bây giờ là rửa bát, dọn nhà, giặt quần áo và nấu ăn” - cô nói. Swarma hiện đang mang bầu 4 tháng và chán nản chia sẻ: “Trước đây tôi là trẻ con và giờ tôi đang có một đứa con. Điều đó thật đáng sợ”.


Thứ Hai, 20 tháng 5, 2013

Muốn đi Nhật theo chương trình thực tập sinh?

 TTO - * Em đang tìm hiểu thông tin chương trình thực tập sinh đi làm tại Nhật Bản. Qua Internet, em thấy có nhiều thông tin về các ngành nghề bị ngược đãi và không đúng như hợp đồng lao động. Em mong nhận được tư vấn thêm từ các anh/chị trong vấn đề này. 

- Tư vấn của chuyên gia Công ty Esuhai : Chương trình thực tập kỹ năng được ký Hiệp định giữa hai nước Việt Nam - Nhật Bản, có quy định chặt chẽ, cụ thể về danh mục ngành nghề lao động, thời gian làm việc, mức lương, chế độ bảo hiểm… Ngoài ra, trước khi phổ biến đơn tuyển từ phía nhà tuyển dụng Nhật Bản, công ty phái cử đã thẩm định loại hình công việc, độ an toàn lao động, cơ cấu tổ chức… của công ty tiếp nhận.

Tuy nhiên, cá biệt vẫn có các tổ chức, cá nhân lợi dụng việc người lao động đang thiếu thông tin, kiến thức về chương trình này nhằm lừa đảo, trục lợi bất hợp pháp. Các đối tượng này thường nhắm vào những người lao động chỉ quan tâm đến mức lương, mức thu nhập cao mà không quan tâm đến nội dung công việc sẽ làm, đến công ty tiếp nhận lao động cũng như không có kế hoạch, mục tiêu sự nghiệp cho tương lai. Vì thế, người lao động khi muốn tham gia chương trình thực tập kỹ năng tại Nhật Bản cũng như các chương trình xuất khẩu lao động khác cần lưu ý:

- Liên hệ trực tiếp với Bộ/sở lao động - thương binh & xã hội để được cung cấp thông tin về các cơ quan phái cử được cấp giấy phép hành nghề, đặc biệt là các công ty tiếp nhận có trụ sở, văn phòng tại Nhật Bản và những thông tin quan trọng liên quan đến chương trình trước khi đăng ký.

- Tìm hiểu kỹ thông tin công ty giới thiệu, tuyệt đối tránh các trường hợp cò mồi, môi giới, công ty không có giấy phép đưa người lao động ra nước ngoài. Ngoài ra, bạn nên chú ý: cần tìm hiểu kỹ thông tin công ty tuyển dụng Nhật Bản, nội dung công việc bạn sẽ làm, chi phí, nhà ở…

- Quan trọng hơn hết, bạn cần phải xác định rõ mục tiêu tương lai nghề nghiệp, năng lực chuyên môn, ngành nghề thích hợp để làm việc, đồng thời bạn phải thể hiện quyết tâm của mình sẽ làm việc thế nào để đóng góp vào việc phát triển lợi ích cho công ty tuyển dụng bạn.

Nếu rơi vào hoàn cảnh mà bạn nêu (như bị ngược đãi, không đúng như hợp đồng lao động), người lao động cần liên lạc để trực tiếp thông báo với hiệp hội quản lý và cơ quan phái cử. Nếu hai cơ quan trên không hỗ trợ được, bạn có thể liên hệ với Cục Quản lý lao động ngoài nước - trụ sở tại Hà Nội, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản.

Về trường hợp của bạn, rất tiếc hiện nay các doanh nghiệp Nhật Bản hầu như không có nhu cầu tuyển dụng lao động ngành quản lý tài nguyên và môi trường. Nếu muốn đi Nhật làm việc, bạn có thể đi trong các ngành nghề khác như tiện, phay, hàn bán tự động, dập kim loại, khuôn mẫu, ép nhựa... Bạn sẽ được đào tạo nghề ngắn hạn khi tham gia chương trình.

Chúc bạn gặt hái được nhiều thành công trên con đường sự nghiệp!

Mọi thắc mắc liên quan đến điều kiện, thủ tục để đi lao động tại Nhật Bản; chính sách, nhu cầu tuyển dụng, công việc, ngành nghề XKLĐ sang Nhật Bản; cơ hội việc làm tại các công ty Nhật Bản ở VN... bạn đọc có thể gửi về chuyên mục Tư vấn việc làm Nhật Bản theo địa chỉ tto@tuoitre.com.vn (để đảm bảo chính xác nội dung câu hỏi, vui lòng gõ tiếng Việt có dấu).


Hàng nghìn bạn trẻ tham gia Ngày hội việc làm tại Hà Nội

 (VOV) - Ngày hội việc làm thanh niên Thủ đô lần thứ V diễn ra với phương châm chuyên nghiệp, ấn tượng, hiệu quả. 

Ngày 19/5, tại trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội, Trung tâm Giới thiệu việc làm Thanh niên Hà Nội tổ chức “Ngày hội việc làm Thanh niên Thủ đô lần thứ V - năm 2013”, thu hút sự tham gia của hàng nghìn bạn trẻ đến từ các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn thành phố Hà Nội, cùng 100 đơn vị, doanh nghiệp với chỉ tiêu tuyển dụng lao động là 3.794 chỉ tiêu.

Đến dự lễ khai mạc có ông Trần Anh Tuấn, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, Phó Bí thư Thành đoàn Hà Nội, ông Nguyễn Thế Hùng, Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội, cùng đại diện các trung tâm giới thiệu việc làm.

Với các hoạt động tư vấn, tuyển dụng lao động, tuyển sinh học nghề..., ngày hội nhằm thúc đẩy sự quan tâm của toàn xã hội, trách nhiệm của tổ chức Đoàn với việc học nghề, việc làm cho lao động trẻ, giới thiệu và quảng bá về làng nghề, phố nghề truyền thống của thủ đô, tạo điều kiện để lao động tiếp cận với thị trường lao động, tăng cường công tác tư vấn, lựa chọn nghề, học nghề phù hợp với khả năng của lao động trẻ và nhu cầu của doanh nghiệp. Thông qua ngày hội nhằm phát huy vai trò, vị thế của tổ chức Đoàn xung kích tham gia giải quyết các vấn đề bức xúc của xã hội và tham gia quản lý xã hội.

Đại diện các doanh nghiệp nhận cờ lưu niệm

Phát biểu tại lễ khai mạc, PGS.TS Nguyễn Lân Trung, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Ngoại Ngữ, ĐHQG HN nhấn mạnh rằng, việc gắn nhà trường với thị trường việc làm đang là một xu thế ngày càng phát triển mạnh mẽ ở các nước đang phát triển. Ở các nước phát triển như ở Bắc Mỹ, châu Âu đây là một hoạt động thường xuyên. Sinh viên ở địa bàn học tập của mình được gắn với thị trường lao động là việc rất cần thiết.

Ông Trung khuyến khích các doanh nghiệp hãy tìm đến một cách thường xuyên hơn, bài bản hơn tới các cơ sở đào tạo để tìm ra được nguồn nhân lực có chất lượng cao, phù hợp yêu cầu của mình. Sinh viên ngoài việc tự đào tạo mình trên ghế nhà trường, khi được sớm thâm nhập vào thị trường lao động sẽ không bị xa lạ khi bước vào môi trường doanh nghiệp.

Ông Trần Anh Tuấn, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, Phó Bí thư Thành đoàn Hà Nội cho biết: “Ngày hội được tổ chức với mong muốn người tuyển dụng, người sử dụng lao động sẽ tiếp cận được người lao động trong đó có sinh viên, thanh niên ở cả các công việc full-time hay part-time. Chúng tôi hy vọng những ngày hội như thế này sẽ là những phiên giao dịch mà chúng ta có được những thông tin bổ ích, đồng thời có những cuộc giao dịch thành công, từ đó sinh viên và thanh niên có cơ hội tìm kiếm việc làm, và doanh nghiệp tìm kiếm được những người đáp ứng những tiêu chí mà mình mong muốn”.

Ông Trần Anh Tuấn, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, Phó Bí thư Thành đoàn Hà Nội

Hàng nghìn bạn trẻ tham gia ngày hội đều tràn đầy khát khao lập thân, lập nghiệp. Bạn Phạm Thị Huyền, sinh viên năm cuối trường Đại học Xây dựng chia sẻ: “Là sinh viên năm cuối, tôi luôn có nhu cầu sau khi ra trường tìm kiếm công việc phù hợp với ngành học của mình. Đến với ngày hội, tôi hy vọng có thể tìm hiểu thêm thông tin về các doanh nghiệp. Tôi nhận thấy cơ hội việc làm của mỗi sinh viên sau khi ra trường rất khó khăn, đặt ra nhiều thử thách, đặc biệt sinh viên nào cũng muốn thời gian đầu làm việc tại Hà Nội nên sự cạnh tranh càng lớn”.

Nhiều bạn cho biết đây là một ngày hội thực sự để đoàn viên, thanh niên tiếp cận với thị trường lao động, tăng cường công tác tư vấn, lựa chọn nghề phù hợp với khả năng của lao động trẻ và nhu cầu của doanh nghiệp. Mỗi lao động trẻ có thể tìm được một cơ hội, một tương lai tươi sáng./.

 Một số hình ảnh trong ngày hội: 

Rất đông các bạn trẻ tham gia ứng tuyển vào các doanh nghiệp
Doanh nghiệp tư vấn việc làm cho thanh niên
Phạm Thị Huyền (trái) luôn mong muốn tìm được công việc phù hợp với ngành học của mình
Ca sĩ Tạ Quang Thắng tham gia ngày hội


Thu nhập 'siêu khủng' của những sinh viên trường 'hot'

 Không chỉ sở hữu bảng thành tích học tập ấn tượng mà những sinh viên này còn khiến không ít người phải ngỡ ngàng về thu nhập "cực khủng" ngay khi còn ngồi trên ghế giảng đường đại học 

 Sinh viên năm 3 Thương mại thu nhập tám con số 

 Lại Thế Long (Ảnh: Internet) 

Lại Thế Long (SN 1990), sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Nghệ An nghèo khó, trong một gia đình có 5 anh em, cha là thương binh 3/4, mẹ làm nghề nông. Mọi chi phí sinh hoạt trong nhà đều chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng. Từ nhỏ, Long đã phải đi móc lạc, bắt ốc trên các cánh đồng để phụ giúp gia đình. Thi đỗ vào trường ĐH Thương mại, với quan niệm “học phải đi đôi với hành” nên ngay từ khi mới học năm thứ nhất, Long đã tất bật với công việc làm thêm.

Ban đầu, Long nhận công việc phát tờ rơi nhưng không may bị mất tiền oan vào tay một công ty “ma”. Trải qua nhiều vấp ngã, tích lũy được vốn kinh nghiệm kha khá. Hiện Lại Thế Long đã là Chủ tịch CLB việc làm sinh viên HN kiêm Phó giám đốc Cty Giáo dục The Connect.Trong tương lai, chàng sinh viên 9X này mong muốn tự mình thành lập ra một công ty chuyên về đào tạo, phát triển, giới thiệu việc làm cho các bạn sinh viên.

“Hãy nắm lấy cơ hội và tự tạo cho mình một con đường phát triển các bạn nhé!”, đó là lời nhắn nhủ mà “thầy giáo” trẻ này muốn gửi đến tất cả các bạn sinh viên.

 8X đời cuối Ngoại Thương thu nhập vài chục triệu đồng mỗi tháng 

  Mai Phương (Ảnh: Internet) 

Tốt nghiệp ĐH Ngoại thương, cô sinh viên sinh năm 1988 Mai Phương đã quyết định mở riêng cho mình một công ty chuyên đào tạo ngoại ngữ. Với niềm đam mê kinh doanh, ngay từ khi còn ngồi trên giảng đường, Mai Phương đã đầu tư rất nhiều cho việc học về kinh doanh.

Không quá ngạc nhiên khi cô bạn đã trải qua nhiều công việc các bạn sinh viên hằng mơ ước như: làm trợ lí của Tổng Giám đốc tổ chức GD-ĐT Apollo, đại sứ môi trường Bayer 2008, đại diện VietNam Airlines trong sê-ri phim giới thiệu “Việt Nam vẻ đẹp tiềm ẩn” giới thiệu vẻ đẹp của Phan Thiết, chủ tịch CLB tiếng Anh HDC Hà Nội từ 2007-2009, đoàn viên thanh niên xuất sắc năm 2008, chứng chỉ IELTS đạt 8.5.

Ngày đầu mở trung tâm của Mai Phương chỉ vỏn vẹn vài bộ bàn ghế do chính người yêu của cô, một thợ mộc lành nghề đóng cho. Số vốn, thủ tục pháp ý ban đầu Mai Phương cũng được bạn bè giúp đỡ phần lớn.

Cứ dò dẫm như thế, vừa dạy Mai Phương vừa chú trọng đầu tư tiếp về địa điểm kinh doanh, phương pháp marketting, tiếng lành đồn xa hiện công ty của cô bạn 8X đã có 500 học viên thường xuyên. 20 nhân viên, hơn 50 giáo viên nước ngoài của công ty hiện có thu nhập trung bình từ 5-10 triệu/tháng.

 Sinh viên năm cuối Thương mại tháng kiếm 20 triệu 

 Vũ Quốc Huân (Ảnh: Internet) 

Vũ Quốc Huân, sinh viên trường ĐH Thương mại nhưng Huân đã đạt được mức thu nhập ổn định và khá cao từ gần 3 năm nay.Huân đã bắt đầu công việc part-time với nghề trông xe tại quán café với “âm mưu” học lỏm cách vận hành một cửa hàng kinh doanh. Huân nói: “Quan sát, tớ đã nhận ra rằng nhiều người đi café không phải để giải trí. Đó là một môi trường tốt cho nghề marketing”.

Một sự tình cờ đã đưa Huân đến với công việc kinh doanh tại FPT khi cậu bạn “hỏi thăm” công việc này của một nhân viên lắp đặt mạng. Những khách hàng quen tại quán café trước đây trở thành mục tiêu đầu tiên của Huân. “Đi làm lúc ấy chưa có xe máy, ký hợp đồng tận nhà khách hàng, tớ toàn được ngồi ô tô… 60 chỗ (xe buýt). Có khi đi bộ hơn 2 cây số từ bến xe buýt mới vào đến nơi nhưng tớ vẫn phải có mặt đúng giờ hẹn” – Huân kể.

Tháng đầu tiên “chạy hợp đồng”, Huân được trả hoa hồng là 3,5 triệu đồng, hoàn toàn chưa có tiền lương. Thu nhập của Huân tăng dần cho đến con số hiện giờ là gần 20 triệu đồng/ tháng. Dịp Tết Canh Dần vừa rồi, Huân được thưởng Tết cũng bằng con số ấy.Khi được hỏi về bí quyết làm giàu, Huân khẳng định: “Đó là làm việc chăm chỉ và nghiêm túc”.

 9X HV Ngân hàng: Kinh doanh thời trang tháng thu 40-50 triệu 

 Nguyễn Nhật Minh (Ảnh: Internet) 

Lê Nguyễn Nhật Minh (SN 1990) sinh viên ngành Ngân hàng ở Học viện Ngân hàng, được biết đến là stylist của St.319. Trước đó, Nhật Minh cũng đã nổi tiếng với việc sở hữu một cửa hàng thời trang riêng, có tiếng ở Hà thành.

Cửa hàng của Minh được mở từ 2 năm nay, và ban đầu rất ít khách: "Mình mở một cửa hàng nằm trong ngách nhỏ, không biển hiệu, không chỉ dẫn, khá là táo bạo vào thời điểm lúc bấy giờ. Mục đích của mình là một cửa hàng không quá hoành tráng bên ngoài, nhưng là nơi mà tất cả những ai khó tính và thời trang nhất có thể ghé qua, là nơi để những đam mê về thời trang có thể gặp nhau".

Đến giờ, Minh đã gửi lại được mẹ của mình số vốn mượn và hiện nay thu nhập mỗi tháng 40-50 triệu đồng.

Minh nói: "Mình nghĩ kiếm tiền quan trọng, nhưng hạnh phúc với những đồng tiền kiếm được từ đam mê lại quan trọng hơn. Mình có thể đi làm 10-20 năm, nhưng đam mê thì sẽ theo mình cả đời".

 Cô chủ ĐH Mở bán hàng online tháng kiếm 80 triệu 

 Vũ Thúy An (Ảnh: Internet) 

Vũ Thúy An (SN 1989, vừa tốt nghiệp ngành thiết kế Đồ họa của Viện ĐH Mở) cũng phải đi làm thêm, bán hàng ở các cửa hàng rồi mới tích lũy vốn, kinh nghiệm để mở cửa hàng. Ban đầu, bố mẹ ngăn cản, cộng với kinh nghiệm "chưa đâu vào đâu", An đã bán hàng online cho "an toàn" nhưng lại khá vất vả.

Từ việc bán hàng online để xem có "duyên với nghề" hay không, An đã kiếm được một chút vốn, càng bán càng thấy yêu thích công việc này. Cuối cùng, An đã mở cho mình một cửa hàng riêng, nhưng khó khăn với việc tìm địa điểm nên cuối cùng phải chọn một nơi khá vắng vẻ, ít khách đi lại. Nhưng dần dần nhờ hàng đẹp, mới lạ, giá cả dễ chịu đã khiến cô bạn có được nguồn thu nhập đáng kể.

Đến khi gần được 2 năm kinh doanh, An mở thêm một cửa hàng nữa, thu nhập từ 2 cửa hàng một tháng khoảng 80 triệu đồng. "Nếu ai đó hỏi có tự hào với những gì đã làm được không thì mình gật đầu. Ban đầu từ bàn tay trắng, không phải có sẵn trong tay bất cứ cái gì để gây dựng, vậy nên mình hoàn toàn tự hào về những gì đã làm được" - An chia sẻ.

 Thoa Nguyễn 


Thất nghiệp vì hình xăm trên mặt

 TP - Trong suốt năm qua, Yusuf Hameed, 40 tuổi, người Anh, đã đâm đơn xin việc tới 450 công ty nhưng đều bị từ chối với cùng một lý do: có hình xăm trên mặt. 

Sau khi nhà máy thịt nơi Yusuf hết việc, anh phải đi tìm công việc mới nhưng không thể ngờ rằng nó lại gian nan đến vậy.

Anh cho biết, anh chỉ xin làm những công việc lao động chân tay hết sức bình thường như nhân viên rửa xe, quét dọn đường phố… nhưng đều bị chối từ.

Một người tuyển dụng còn nói thẳng: Anh ta bị trượt vì hình xăm ở trên mặt. Yusuf cho biết: “Tôi muốn nhà tuyển dụng nhìn thấy năng lực của tôi, nhưng họ chỉ chú ý tới hình xăm của tôi”.


Hơn 1.000 công nhân dự Ngày hội Cholimex Food

 Hơn 1.000 công nhân (CN) đã tham dự Ngày hội Cholimex Food do Công đoàn (CĐ) Công ty CP Thực Phẩm Cholimex (KCN Vĩnh Lộc - TPHCM) tổ chức ngày 18-5. 

Đến với ngày hội, CN được tham gia nhiều trò chơi như: nhảy bao bố, đi xe đạp chậm, kéo co, nhảy, bóng bàn, thi nấu ăn “Gia vị cuộc sống”.


Công nhân Công ty CP Thực phẩm Cholimex thi kéo co tại ngày hội vào sáng 18-5


Ban tổ chức đã trao 59 giải thưởng cho những CN xuất sắc trong các hội thi. Để CN có thời gian giải trí, công ty đã cho CN nghỉ 1 ngày làm việc và hỗ trợ mỗi CN 100.000 đồng.


TP Hồ Chí Minh: Sinh viên mới ra trường khó tìm được việc làm

 (PetroTimes) - Mặc dù, thị trường lao động đang có dấu hiệu khởi sắc nhưng tỷ lệ thất nghiệp vẫn cao do sự mất cân đối trên thị trường lao động, đặc biệt, có đến hơn 50% sinh viên ra trường khó tìm được việc làm. 

Theo ông Trần Anh Tuấn – Phó giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP HCM, hoạt động sản xuất của nhiều doanh nghiệp có dấu hiệu phục hồi nên đăng tuyển lao động, nhu cầu nhân lực của thành phố quý 2/2013 tăng 33% so với quý 1. Nhu cầu tuyển dụng lao động tăng chủ yếu trong các nhóm ngành: kinh doanh, bán hàng tăng 26%, dịch vụ, phục vụ tăng 10%, marketing tăng 6%,… Cơ cấu trình độ tuyển dụng vẫn chủ yếu là lao động phổ thông và sơ cấp (chiếm 48%), công nhân kỹ thuật và trung cấp nghề (20%), còn lại là trình độ CĐ, ĐH trở lên.

Các nhà tuyển dụng vẫn chú trọng tuyển lao động có kỹ năng, trình độ chuyên môn. Tuy nhiên, hiện nay hơn 50% sinh viên mới tốt nghiệp có bằng cấp nhưng thiếu kiến thức thực tế, thiếu kỹ năng mềm nên gặp khó khăn trong tìm việc làm. Vì vậy, lượng thất nghiệp hiện nay chủ yếu là sinh viên mới tốt nghiệp. Nghịch lý cung, cầu trong thị trường lao động vẫn tiếp tục diễn ra.

Đặc biệt, nhu cầu việc làm của lao động có trình độ ĐH tại một số ngành nghề như: kế toán, nhân sự, xây dựng, tài chính ngân hàng, quản lý… luôn cao hơn nhu cầu tuyển dụng nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn cho rằng không tuyển được nhân lực phù hợp vì người tìm việc không đáp ứng được yêu cầu công việc. Do đó, nhiều sinh viên không thể kiếm được việc hoặc phải chuyển sang làm những công việc trái ngành, công việc của lao động phổ thông.

 Đông đảo sinh viên tìm việc trong ngày hội việc làm 

Ngoài ra, theo thống kê từ Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP HCM, nhu cầu lao động toàn thành phố trong tháng 5 là trên 20.000 lao động, tập trung ở một số ngành nghề như: nhân viên kinh doanh, bảo vệ, giúp việc nhà… Tuy nhiên, lao động trong các ngành nghề này cũng rất khó tuyển dụng.

Trước hết, do đa số thanh niên đang học nghề hoặc muốn nâng cao tay nghề để tăng thu nhập, không muốn làm việc theo dạng lao động phổ thông. Nhiều người lao động ở các tỉnh, thành khác muốn quay về làm việc ở các khu công nghiệp, khu chế xuất ngay trên quê nhà để tiết kiệm chi phí. Ngoài ra, thu nhập thấp cũng khiến nhiều lao động trong các nhà máy, các khu công nghiệp chuyển dịch sang một số lĩnh vực khác hoặc lựa chọn công việc tự do.

Bên cạnh đó, người lao động cũng rất cân nhắc mức lương, chế độ làm việc; trong đó mức lương trung bình hiện nay của lao động phổ thông từ 3,5 - 4,5 triệu đồng/tháng; các công việc lao động phổ thông có mức lương dưới 3 triệu đồng/tháng thường rất khó tuyển lao động.

Ông Trần Anh Tuấn cho rằng: Vấn đề tiền lương có ảnh hưởng tới tất cả các phương diện trong việc quản lý và tuyển dụng nguồn nhân lực của một doanh nghiệp và là mối quan tâm hàng đầu của người lao động. Vì vậy, các doanh nghiệp phải tìm cách cải thiện đời sống của người lao động nếu muốn tuyển được lao động có chất lượng.

 Mai Phương 


Tuyển dụng gần 4.000 lao động tại Ngày hội việc làm Thanh niên Thủ đô

 Ngày 17/5, bà Nguyễn Thị Ngọc Trinh, Giám đốc Trung tâm GTVL Thanh niên Hà Nội cho biết, Ngày hội việc làm Thanh niên Thủ đô lần thứ V/2013 sẽ được tổ chức vào ngày 19/5 tại Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội (số 2 đường Phạm Văn Đồng, quận Cầu Giấy). 

Đây là lần đầu tiên Trung tâm GTVL Thanh niên Hà Nội được Thành đoàn Hà Nội giao toàn quyền tổ chức sự kiện này. Ngày hội việc làm năm nay có sự tham gia của 100 đơn vị, doanh nghiệp, với nhu cầu tuyển dụng 3.794 lao động các ngành nghề.

Có 20 trường, cơ sở đào tạo tham gia Ngày hội dự kiến tuyển 13.060 người vào học nghề ngắn và dài hạn, đi du học, xuất khẩu lao động… Ngày hội việc làm dự kiến thu hút 15 nghìn lượt người đến tham quan, đăng ký tuyển dụng, tuyển sinh


Nhân viên hành chính lương nghìn đôla

 Nhiều công ty có vốn đầu tư nước ngoài trả lương cho nhân viên hành chính văn phòng 500-900 USD một tháng, nếu là thư ký hành chính có thể tới 1.500 USD. 

Chia sẻ với báo chí, đại diện một trang web chuyên cung ứng việc làm ở quận Tân Bình cho biết, những công ty quy mô vừa và nhỏ ít tuyển nhân viên đảm trách hành chính văn phòng. Họ thường để kế toán, kinh doanh kiêm nhiệm luôn việc “bàn giấy” như soạn thảo văn bản, lên lịch hẹn, chuẩn bị tài liệu, thư ký biên bản… Mức lương trung bình từ 3 triệu đến 7 triệu đồng mỗi tháng.

Thường chỉ các công ty lớn, phổ biến là khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mới chú trọng "săn" những ứng viên hành chính chuyên nghiệp. Vị đại diện này dẫn chứng, nếu người lao động có ưu thế ngoại ngữ, kỹ năng xử lý công việc hiệu quả nên tìm tới các công ty nước ngoài, bởi mức lương hấp dẫn hơn doanh nghiệp trong nước, khoảng 700 đến 900 USD. Nếu thư ký hành chính, biên phiên dịch giỏi tiếng Nhật có thể hưởng lương 1.000-1.500 USD một tháng.

"Công việc văn phòng không nhàn hạ, dễ dàng như nhiều người vẫn tưởng. Xác lập văn hóa doanh nghiệp, truyền lửa cho nhân viên, kết nối mọi người tạo thành sức mạnh tổng thể, lo cả chuyện đối ngoại... không phải ai cũng đảm đương tốt", ông cho hay. Ví dụ, khi đối tác nước ngoài đến tìm hiểu công ty hoặc có ý định rót vốn, nhân viên văn phòng lên lịch họp, có thể hỗ trợ đăng ký vé máy bay, đặt lưu trú khách sạn và những công việc không tên khác như in ấn giấy tờ, tiếp đón khách, phiên dịch viên...

 
Trả lời điện thoại, soạn thảo văn bản, công văn, sử dụng máy in, máy fax là những hoạt động thường ngày của nhân viên hành chính văn phòng. Ảnh minh họa: Hoàng Hà. 

Ông Trần Anh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP HCM cho biết quý II, III, nhiều doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất và tái cấu trúc bộ máy. Đây là lúc các đơn vị cải tổ quản trị hành chính chuyên nghiệp hơn. Do đó, họ sẽ tuyển mới nhân viên văn phòng có kinh nghiệm, kỹ năng phù hợp. Tuy nhiên, không phải nơi nào cũng dễ dàng tìm người phù hợp.

Anh Hưng, Phó giám đốc công ty tư vấn và thiết kế xây dựng ở quận Bình Thạnh cho biết nơi này đang làm việc với một đối tác nước ngoài nên cần nhân viên văn phòng có thể trao đổi thư từ qua email bằng tiếng Anh. Do cần gấp nên anh vừa tuyển tạm một nhân viên dù cô này chưa đáp ứng được kỹ năng như mong đợi. "Tôi sẵn sàng trả lương cao nhưng nhân viên phải làm việc hiệu quả, nhạy bén hơn", anh nói.

Chị Thảo, Giám đốc một công ty sản xuất thương mại và dịch vụ ở quận 10 cho hay mới tuyển vào một sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, ngoại ngữ lưu loát nhưng phải đào tạo thêm nhiều kỹ năng làm việc ở vị trí thư ký. "Tôi không đòi hỏi sinh viên mới ra trường phải có kinh nghiệm ngay nhưng ít ra phải cho nhà tuyển dụng thấy mình có triển vọng, chứ không phải rập khuôn lý thuyết, sách vở", chị cho hay.

Tổng giám đốc một trang web tuyển dụng uy tín cho hay số lượng nộp hồ sơ và nhu cầu tuyển vị trí hành chính hiện đều tăng 5-10% so với năm ngoái. Nhà tuyển dụng hiện cần nhiều nhân viên nhân sự, thư ký tổng giám đốc, phụ trách quản lý hành chính ở phân xưởng.

 
Trong 7 ngành TP HCM có nguồn cung cao trong tháng 4, hành chính văn phòng đứng thứ 2 chỉ sau kiểm toán – kế toán. Nguồn: Trung tâm dự báo nhân lực TP HCM. 

Đại diện một trung tâm đào tạo kỹ năng hành chính văn phòng ở quận 1 thường xuyên khai giảng các khóa ngắn hạn, với khoảng 30-40 học viên một lớp cho biết, nội dung đào tạo thay đổi nhiều lần để phù hợp với yêu cầu thực tế. Có thế, người lao động có cơ hội tìm nơi làm việc tốt, lương cao, khả năng thăng tiến rộng mở.

Theo Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP HCM, tháng 4, trong 7 nhóm ngành có nguồn cung cao ở TP HCM, hành chính văn phòng đứng thứ 2 chỉ sau kiểm toán – kế toán, nhưng chỉ khoảng 50% ứng viên có thể tìm được việc.

Ông Nguyễn Văn Sang, Phó giám đốc hướng nghiệp và dạy nghề - giới thiệu việc làm Thanh Niên phác họa nhu cầu thị trường của ngành hành chính văn phòng: "Cứ 100 người nộp hồ sơ, chỉ 20 nhà tuyển dụng cần tới".

Ông Sang giải thích, nhu cầu công việc không nhiều nhưng người lao động vẫn thích chọn ngành này vì họ muốn làm ở văn phòng, công việc nhẹ nhàng và phần lớn là nữ giới.

Theo thống kê của một trang web việc làm ở quận Tân Bình trong một tháng gần đây, số hồ sơ tìm việc đối với lĩnh vực văn phòng tăng hơn gấp đôi so với năm ngoái. Đại diện trang web này cho hay dù lượng tuyển dụng nhân viên hành chính khá nhiều nhưng thực chất là các vị trí cho bán hàng đa cấp hay bảo hiểm.


Hàng nghìn chỉ tiêu tuyển dụng cho người lao động

 Sáng 19/5, tại Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội đã diên ra “Ngày hội việc làm Thanh niên Thủ đô lần thứ V – năm 2013” do trung tâm giới thiệu việc làm Thanh niên Hà Nội tổ chức. 

Ngày hội đã thu hút gần 15.000 lượt với 105 đơn vị tham gia, trong đó có 73 doanh nghiệp tuyển dụng lao động ở các ngành nghề với 3.794 chỉ tiêu. 2.274 chỉ tiêu dành cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng và lao động phổ thông khác là 1.520 chỉ tiêu.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Trinh phát biểu khai mạc.

Bên cạnh đó, 20 trường, cơ sở đào tạo tuyển sinh, du học, các nghề ngắn hạn, xuất khẩu lao động cũng tham dự và đưa ra 13.060 chỉ tiêu cho người tìm kiếm việc làm. 10 doanh nghiệp tham gia trưng bày, bán sản phấm, trình diễn sản phẩm làng nghề.

Đồng chí Trần Anh Tuấn – Phó bí thư thành Đoàn Hà Nội tặng cờ lưu niệm cho các đơn vị.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Trinh – giám đốc Trung tâm giới thiệu việc làm Thanh niên Hà Nội cho biết: “Ngày hội việc làm lần thứ V là dịp để các bạn trẻ được lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với khả năng của mình, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp. Đồng thời, đây cũng là dịp các làng nghề, phố nghề truyền thống quảng bá, tuyên truyền tới các bạn trẻ phong trào xây dựng nông thôn mới của thủ đô”.

Sinh viên nghe tư vấn, giới thiệu việc làm.

Tại ngày hội, sinh viên được gặp gỡ các chuyên gia tư vấn tuyển dụng lao động, việc làm, trang bị kiến thức, kĩ năng khi đi phỏng vấn, xin việc qua buổi tọa đàm “Bí quyết tìm việc làm thành công”.

Với phương châm: “Chuyên nghiệp, ấn tượng, hiệu quả” ngày hội việc làm sẽ thực sự là cơ hội của tuổi trẻ, hiện hực hóa những giấc mơ của thanh niên khao khát lập nghiệp.

“Thông qua ngày hội việc làm, sẽ thúc đẩy hơn nữa sự quan tâm của xã hội, trách nhiệm của tổ chức Đoàn với việc học nghề, việc làm cho lao động trẻ, tạo điều kiện để lao động tiếp cận thị trường. Tạo sự kết nối 4 bên: cơ sở đào tạo – người lao động – trung tâm giới thiệu việc làm – doanh nghiệp để tư vấn, tuyển dụng cho người lao động tìm việc” - bà Nguyễn Thị Ngọc Trinh chia sẻ thêm


Nam sinh 9X giao đồ ăn kiếm 50 triệu đồng/tháng

 Từng chạy bàn, phát tờ rơi, bốc vác, bán đồ điện tử, nhưng chỉ 2 năm sau, chàng sinh viên Nguyễn Văn Phi (ĐH Hùng Vương) đã trở thành ông chủ của hệ thống đặt món ăn trực tuyến có tên tuổi ở Sài Gòn. 

Trang web Alomon của Nguyễn Văn Phi chỉ mới thành lập được 5 tháng nhưng đã được nhiều người, đặc biệt là các nhân viên văn phòng tại Sài Gòn biết đến. Hiện nay, doanh thu mỗi tháng trên 50 triệu, thậm chí là trăm triệu.

 Trải nghiệm để khởi nghiệp 

Để có được thành công bước đầu như hiện nay, ngay từ năm thứ nhất, chàng trai của vùng đất Ninh Thuận đầy nắng, gió Nguyễn Văn Phi đã trải nghiệm qua rất nhiều nghề. Chàng trai này từng làm gia sư, phát tờ rơi, phục vụ nhà hàng, đám cưới, thậm chí còn thử bốc vác ở chợ Hòa Hưng.

Khi tiết kiệm được một chút vốn liếng, Phi nhanh chóng tìm cách kinh doanh. Đầu tiên, chàng trai này lựa chọn hình thức bán hàng điện tử trên mạng. Tuy nhiên, Phi chia sẻ: "Những công việc đó rất cực, không giúp cho mình tiếp thu thêm được nhiều kiến thức về quản trị kinh doanh”.

Vì thế, chàng trai này đã cùng bạn bè thành lập CLB chứng khoán CIS để tạo sân chơi tích lũy khả năng, kiến thức cho sinh viên trong trường. Với việc CIS ra đời, Phi trở thành người trẻ nhất Sài Gòn có CLB về chứng khoán và sàn chứng khoán ảo. Bởi khi ấy, Nguyễn Văn Phi mới chỉ 19 tuổi.

CIS giúp Phi giúp có thêm những hiểu biết về chứng khoán, khả năng quản trị nhân sự hơn 600 thành viên CLB. Song song với phát triển CIS, chàng trai này vẫn duy trì công việc bán hàng điện tử.

Khi được hỏi, sinh viên nên đi làm nhiều hay tập trung học, cá nhân Phi cho rằng nên đi làm nhiều hơn.

Phi nhớ lại: “Một buổi trưa đi giao hàng điện tử, ngang qua các tòa nhà ở quận 1, mình thấy nhiều nhân viên đi tìm đồ ăn trưa. Thấy vậy mình tự hỏi tại sao không làm một đơn vị chuyên đặt món ăn tận tay cho họ”. Ý tưởng trên là khởi đầu cho sự ra đời của Alomon.

Phi có vốn 6 triệu, cùng với sự hỗ trợ của 5 thành viên còn lại, nhóm khởi nghiệp với tổng 20 triệu đồng. Phi và các bạn bắt tay cho sự ra đời của công ty từ tháng 1/2013. Các thành viên làm mọi công đoạn, từ mua thùng chứa hàng, lập website, phát tờ rơi giới thiệu, đến từng nhà hàng đặt vấn đề, nghiên cứu thị trường…

“Bên mình chuẩn bị phát triển thêm dịch vụ phát thẻ thành viên, lập diễn đàn để mọi người có thể chia sẻ về địa điểm, món ăn bên cạnh việc đặt món. Mình tin dịch vụ này sẽ giúp mình tăng doanh thu lên ít nhất 100 triệu hàng tháng”, Phi giới thiệu.

 Sinh viên nên làm nhiều hơn học 

Trước khi có được thành công như hiện nay, hai tháng đầu tiên thành lập Alomon luôn trong tình trạng ế ẩm. Số tiền lỗ lên đến 20 triệu đồng. “Với sinh viên mới khởi nghiệp như chúng mình, đó là một số tiền lớn. Vì vậy có ba bạn bỏ cuộc chơi, mình cũng đã có lúc như vậy”, Phi nhớ lại.

Do tài chính thiếu hụt và sự cạnh tranh của các hệ thống có tên tuổi, công việc kinh doanh của Phi và nhóm bạn gặp không ít khó khăn. Không những thế chàng trai này còn bị gia đình phản đối vì sợ ảnh hưởng đến việc học hành.

Nguyễn Văn Phi (21 tuổi, khoa Quản trị kinh doanh, ĐH Hùng Vương) đã là ông chủ của một hệ thống đặt món ăn trực tuyến có tên tuổi ở Sài Gòn.

Không nản, Phi tiếp tục đến các nhà hàng, đi nhiều đến nỗi có nhiều nhà hàng tưởng là đi xin việc; để tìm nhiều cách mở rộng đối tượng khách hàng và hướng quảng cáo địa điểm ăn uống. Sau 2 tháng thua lỗ, công ty của Phi dần đi vào ổn định với mỗi ngày từ 100–200 đơn đặt hàng. Hầu hết các đơn đặt hàng đều có số lượng lớn của một công ty, văn phòng.

Là ông chủ, nhưng Phi vẫn đảm bảo công việc học tập. Chia sẻ về học tập, Phi cho biết: “Dù khá bận rộn, tuần chỉ dành ra vài tiếng cho bản thân nhưng mình vẫn cố gắng sắp xếp thời gian học tập, vẫn làm chủ nhiệm CIS và trước giờ chưa hề rớt môn học nào”.

Chàng trai này luôn ưu tiên cho công việc nhiều hơn, nhiều lúc phải nghỉ học để giao những đơn hàng quan trọng. Bởi Phi quan niệm dành 40% cho học tập và 60% cho công việc của mình. Khi được hỏi, sinh viên nên đi làm nhiều hay tập trung học, cá nhân Phi cho rằng nên đi làm nhiều hơn.

Dù kiếm được nhiều tiền nhưng Phi không hề lơ là việc học.

Phi chia sẻ: “Có bằng đại học là điều kiện cần, nhưng điều kiện đủ lại chính là kinh nghiệm kỹ năng thực tế. Mỗi công việc mình làm đều học được thêm kỹ năng. Việc bán hàng điện tử giúp mình có kỹ năng thuyết phục khách hàng, quản lý CIS giúp mình biết về quản trị nhân sự, truyền thông, còn chạy bàn mà mình hiểu tâm lý khách hàng". Vì thế ngoài đảm bảo việc học không sa sút, Phi cho rằng sinh viên nên đi làm để giảm bớt quỹ thời gian rảnh rỗi.

như quỳnh

Theo Infonet


Thứ Sáu, 17 tháng 5, 2013

Kiếm tiền trên mạng ngày càng phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam

Với sự phát triển mạnh mẽ của internet và các dịch vụ trên mạng, hiện nay, người dùng có rất nhiều cơ hội săn các giải thưởng giá trị, hoặc tìm một công việc làm thêm có thu nhập qua mạng internet. Một lĩnh vực mới mẻ và nhiều hấp dẫn khiến cho ngày càng nhiều dịch vụ mới xuất hiện nhằm đáp ứng nhu cầu của người dùng.

Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của internet và các dịch vụ giải trí trên mạng, hiện nay, người dùng có rất nhiều cơ hội săn các giải thưởng giá trị, hoặc tìm một công việc làm thêm có thu nhập qua mạng internet. Một lĩnh vực mới mẻ và nhiều hấp dẫn khiến cho ngày càng nhiều dịch vụ mới xuất hiện nhằm đáp ứng nhu cầu của người dùng.

 

 

kiếm tiền trên mạng

Nghề mới:kiếm tiền qua các mạngxã hội?

Với hơn 31 triệu người dùng (theo só liệu thống kê của Hiệp hội Internet Việt Nam vào tháng 9/2012), thị trường Internet Việt Nam - với nhiều triệu người thường xuyên tham gia sinh hoạt trên các mạng xã hội - đã chứng tỏ là một môi trường tuyệt vời để quảng bá dịch vụ, sản phẩm, thương hiệu và các hoạt động marketting online khác.
Những khái niệm mới như Marketing online, Social Media mở ra những công việc mới mẻ và đầy hấp dẫn cho những cư dân mạng đôi khi vẫn bị coi là “vô công rồi nghề”. Anh Phan Chiến, giám đốc một doanh nghiệp Nội dung số tại TP HCM cho biết, đang có nhu cầu quảng bá một sản phẩm mới của công ty trên cộng đồng mạng với chi phí phải chăng, anh đã tìm đến một số blogger và tác giả của những trang mạng xã hội nổi tiếng để thuê quảng bá.
“Những người này có một mạng lưới người hâm mộ và bạn bè lên đến hằng trăm ngàn trên mạng internet. Chỉ một dòng status hoặc tâm trạng của họ đã thu hút hàng ngàn lượt like (thích, chú ý) và share (chia sẻ), nếu thuê họ đăng giới thiệu về dịch vụ của mình, chỉ trong vòng 1 ngày thông tin quảng bá đã có thể đến với hàng trăm ngàn người dùng với chi phí chỉ vài triệu đồng. Tính ra trung bình mình chỉ mất từ vài chục đến vài trăm VNĐ cho một mẩu quảng cáo đến với mỗi khách hàng” – Anh Chiến cho biết. Với mỗi mẩu giới thiệu dịch vụ như thế, các blogger, chủ các tài khoản mạng xã hội nổi tiếng trên facebook, twiter, youtube… có thể bỏ túi từ vài triệu đến vài chục triệu đồng từ người thuê.
Nhiều cá nhân và doanh nghiệp hiện nay có hẳn những chiến lược quy mô, nhằm xây dựng các cộng đồng có số lượng người dùng tham gia đông đảo trên mạng để kiếm tiền thông qua đăng tải nội dung quảng bá, link liên quan lẫn banner, quảng cáo theo ngữ cảnh (adsense ads)… Hoặc để bán hàng quần áo, mỹ phẩm… trực tiếp như một trang thương mại điện tử thu nhỏ. Không chỉ thế, chủ nhân các trang blog, facebook, tài khoản mạng xã hội có uy tín còn có thể kiếm tiền bằng cách tham gia các điều tra thống kê, khảo sát trực tuyến, viết báo online...

Săn giải thưởng từ các trò chơi Online
Khái niệm săn thưởng trên mạng nay đã trở nên quen thuộc với nhiều cư dân mạng Việt Nam. Trong các loại hình dịch vụ giá trị gia tăng, các trò chơi, sự kiện tham dự trúng thưởng có vẻ chiếm được sự chú ý rất lớn của cư dân mạng
Sung sướng khoe hộp sữa ngoại nhập trên tay, chị Băng Tâm, một nhân viên văn phòng tại TP HCM cho biết đây không phải lần đầu tiên chị trúng thưởng từ việc chơi đoán ô chữ online trên do một hãng sữa nước ngoài tổ chức trên mạng xã hội facebook.
“Nhiều trò chơi có giá trị giải thưởng khá lớn, lại miễn phí tham dự hoặc thu phí rất ít qua tin nhắn điện thoại, cho dù không quá coi trọng giải thưởng thì cũng mang lại cho mình khoảng thời gian thư giãn thoải mái trong giờ nghỉ ở văn phòng”, chị Tâm cho biết.
Đoán ô chữ trúng thưởng, đấu giá ngược trên mạng để sở hữu những phần quà hấp dẫn, tham gia các webgame để dành phần thưởng hậu hĩnh, là những hoạt động mà nhiều người chọn khi muốn vừa có thời gian giải trí lành mạnh, vừa “vui chơi có thưởng” theo đúng nghĩa của từ này.
Lựa chọn dịch vụ uy tín và trung thực
Tuy nhiên, trên môi trường mạng, người dùng cũng cần lựa chọn những dịch vụ uy tín và trung thực khi muốn tham gia kiếm tiền online. Thực tế có nhiều địa chỉ, trang cá nhân hoạt động trên các mạng xã hội sau một thời gian xây dựng cộng đồng, đã post nhiều bài viết nhảm nhí, đồi trụy, phát tán link virus để lừa đảo, người dùng cần lưu ý để tránh trở thành nạn nhân. Không những thế, xuất phát từ hiện trạng đa số các trò chơi trúng thưởng dựa vào yếu tố may rủi để xác định kết quả nên có không ít tổ chức lợi dụng điều này để cung cấp các dịch vụ thiếu minh bạch.
Hơn ai hết, người dùng luôn mong muốn được tham gia các dịch vụ lành mạnh và trung thực, trong đó tồn tại những cơ hội để mọi người có khả năng lao động và thu thành quả tương xứng; hoặc chí ít thì cũng là những giờ phút thư giãn thoải mái khi tham gia các trò chơi trúng thưởng mà không có cảm giác bị lừa đảo. Đó chính là cơ hội để các dịch vụ Nội dung số ở Việt Nam phát triển bền vững và thành công trên thị trường trong tương lai.
 

Thứ Năm, 16 tháng 5, 2013

Kiếm tiền nhờ kinh doanh trên Facebook

Theo đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ, với hơn 850 triệu thành viên, Facebook đang thực sự là nơi lý tưởng để bạn có thể kinh doanh vàkiếm tiền online.

 

Bên cạnh khả năng kết nối và chia sẻ, Facebook còn cung cấp nhiều công cụ giúp người dùng tìm kiếm bạn chung độ tuổi hay chung sở thích, qua đó họ có thể gửi thông điệp đến đúng đối tượng và chăm sóc khách hàng tốt hơn.

  Vậy làm thế nào để biến Facebook thành một cửa hàng để quảng bá sản phẩm, một công cụ kinh doanh và kiếm tiền cho bạn? Hãy đến Khóa học “Kinh doanh kiếm tiền trên Facebook” để khám phá những nội dung thú vị: Chiến lược kinh doanh trên Facebook; Phát triển công việc kinh doanh qua Facebook; Kinh doanh qua mạng xã hội khác như Google, Youtube; Phương pháp tặng likes với những kỹ thuật đơn giản; Những bí mật về mạng xã hội giúp bạn thành công hơn; Case study thực tế về kinh doanh và kiếm tiền từ Mạng xã hội.

Con trai, con gái đại gia Việt kiếm tiền tỷ mỗi tháng

 Tài sản chứng khoán của ông Đặng Thành Duy tăng khoảng 42 tỷ đồng so với đầu năm 2012, đạt 144 tỷ đồng. Trong khi đó, con gái Chủ tịch REE cũng "bỏ túi" tiền tỷ mỗi tháng. 

 ( ĐVO ) - Tài sản chứng khoán của ông Đặng Thành Duy tăng khoảng 42 tỷ đồng so với đầu năm 2012, đạt 144 tỷ đồng. Trong khi đó, con gái Chủ tịch REE cũng "bỏ túi" tiền tỷ mỗi tháng. 

Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun, mã CK: VNS) - Đặng Thành Duy là con trai ông Đặng Phước Thành - Chủ tịch HĐQT. Ông Duy, 29 tuổi, hiện nắm trên 4 triệu cổ phiếu VNS.

So với mức giá điểm cuối năm 2012, cổ phiếu VNS đóng cửa phiên 14/5 đã tăng 11.400 đồng, đạt 35.600 đồng. Như vậy, tài sản ông Duy đã tăng khoảng 46 tỷ đồng so với hồi đầu năm. Tổng mức tài sản bằng cổ phiếu của Phó tổng giám đốc Vinasun bằng cổ phiếu hiện khoảng 144 tỷ đồng.

Vinasun là một trong những hãng taxi phổ biến ở khu vực Trung - Nam bộ. Doanh nghiệp này có tổng tài sản tính đến 31/3 đạt trên 1.770 tỷ đồng. Lãi sau thuế quý I đạt gần 50 tỷ đồng, tăng khoảng 80% so với cùng kỳ năm 2012.

Bên cạnh đó, tài sản của con gái Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (REE) Nguyễn Ngọc Nhất Hạnh hiện khoảng 64 tỷ đồng. Như vậy, tài sản của Nhất Hạnh tăng hơn 600 triệu đồng trong vòng 3 tháng sau khi mua cổ phiếu của REE.

Ngoài ra, với 3,16 triệu cổ phiếu mà Nhất Hạnh đang nắm giữ cũng thu về khoản cổ tức khoảng 5 tỷ đồng.

Trước đó, giới đầu tư cũng xôn xao với thông tin con gái của ông Đặng Văn Thành - cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Đặng Huỳnh Ức My đã mua thành công 1,5 triệu cổ phiếu BHS của Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa. Với đợt mua này, Ức My - thành viên HĐQT BHS nắm giữ 4,84% vốn của doanh nghiệp.

Việc con gái rượu của đại gia tài chính, ngân hàng Trầm Bê cũng đã làm nóng giới kinh doanh. Ái nữ Trầm Thuyết Kiều sinh năm 1983, hiện gần 10% cổ phần và là Phó Tổng giám đốc Khối khách hàng tổ chức Ngân hàng Phương Nam. Cô cũng là Phó Tổng Giám Đốc Công ty Vàng bạc đá quý Phương Nam (nắm giữ 4,95 triệu cổ phiếu, tương đương 11% cổ phần).

Hồi gần cuối năm 2011, con gái bà Cao Thị Ngọc Dung - Chủ tịch, kiêm tổng giám đốc CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) đã mua vào 324.000 cổ phiếu PNJ, nâng tổng số cổ phiếu nắm giữ lên thành hơn 2,3 triệu đơn vị.

 Thụy Miên  (Tổng hợp) 


Vàng – Định mệnh của con người

 (TGĐA Online) - Con người ta sống ở trên đời ai cũng muốn giàu có. Người nghèo có một đồng muốn kiếm thêm một đồng. Người giàu có một tỷ muốn kiếm thêm một tỷ. Họ chạy theo đồng tiền, họ kiếm tiền, họ làm giàu bằng mọi cách. Người đào vàng thật, người kiếm vàng ảo. Người chân thật, người gian giảo. Người ngây ngô, người xảo quyệt. Người hiền lành, người tàn bạo... Họ ngã, họ đứng dậy, họ lại ngã, lại đứng dậy. Người tàn bạo phải trả giá. Người hiền lành cũng có khi phải trả giá... Nhưng hoàn cảnh nào, số phận nào họ cũng phải cuốn vào đồng tiền, dồng vàng. Vàng chính là định mệnh của con người. Bộ phim muốn phản ánh xã hội ta trong cơ chế thị trường, trên con đường từng người làm giầu, từng nhà làm giầu, cả nước làm giầu. Từ những số phận trong phim người xem tự suy ngẫm rút ra làm giầu thế nào an toàn và hiệu quả. 

  

Gia đình ông Triệu tổng giám đốc tổng công ty Đại Phát, gồm ông Triệu một đại gia trong giới kinh doanh vàng, có tầm nhìn xa, sắc sảo, lạnh lùng và bí hiểm. Bà Lan, vợ ông Triệu, giám đốc tài chính kiêm giám đốc công ty vàng bạc Kim Ngân, con người tính toán tham lam. Ngọc, con gái duy nhất của họ, dì Ngà vú em nuôi Ngọc từ nhỏ và vợ chông ông Tái-ăn-ngay em bà Lan

Vợ chồng ông Triệu, sống lãnh cảm từ sau ngày sinh con đầu lòng phải mổ. Cái kết nối giữa đôi vợ chồng lãnh cảm này không phải là sự chung đụng vợ chồng mà là đồng tiền. Hai người dùng mọi thủ đoạn kinh doanh để kiếm tiền. Ngược lại Ngọc con gái của họ thì lại rất ấm áp tình người, mình vì mọi người.

Gia đình thứ hai là gia đình anh Đắc thợ đào vàng, có vợ là Chi, con trai là Đạo. Đạo, cậu con trai của anh Đắc là một chàng trai thông minh, đầy hoài bão và nghị lực. Cậu vừa đi học vừa phải đi đánh giầy để kiếm sống, nghèo nhưng học luôn đứng đầu lớp và được Ngọc con gái đại gia Triệu thầm đem lòng yêu mến. Đạo từ sớm đã không chấp nhận số phận nghèo, cậu mơ lạc tới miền đất toàn vàng. Ước mơ đó cũng là của vợ chồng anh Đắc. Hai người tìm mọi cách, vay mượn, đi bắt heo vàng để kiếm đủ tiền cho vợ đi giúp việc bên Đài Loan hòng đổi đời. Và để trả được những món nợ lo cho vợ xuất khẩu, cha con anh Đắc lại một lần nữa phải đi trên con tàu định mệnh lên mỏ đào vàng. Nơi, mà cha anh đã từng gục ngã.

Khi kiếm được cục vàng anh Đắc cho con về trả nợ thì nhà dã mất, cả khu phố mất, một đường phố mới đang được mở. Đạo bơ vơ, rất may cậu được cô giáo Thương đỡ đầu, chạy vạy xin được đền bù mua đất ngoài bãi rác. Từ đó cậu đã tìm cách làm giầu ngay trên bãi rác.

Gia đình thứ ba là gia đình bà Ven bên thành phố Đào viên, Đài Loan. Bà Ven luôn đau yếu, có con trai con dâu mở công ty kinh doanh trầm hương. Họ gặp phải khó khăn không có người trông nom bà Ven và hai đứa nhỏ Họ đã tìm được người giúp việc là chị Chi từ Việt Nam sang. Chị Chi là con người chịu thương chịu khó, lại biết chút tiếng Hoa do người cha là thầy lang kinh doanh thuốc bắc, thường quan hệ với người hoa ở Chợ Lớn. Bà Ven là bà già khó tính, nhưng sau lần được chị Chi tận tình cứu qua được cơn huyết áp hiểm nghèo, bà rất cảm động tặng chị một chiếc nhẫn.

Có ngờ đâu chiếc nhẫn đó là của chị Linh con dâu tặng bà Ven. Một hôm chị Linh đánh mất chiếc nhẫn kim cương đắt tiền, vào buồng chị Chi tìm thì thấy chiếc nhẫn vàng của chị. Sự nghi vấn của chị Linh chủ nhà với chị Chi đã dẫn đến xung đột và chị Chi với lòng tự trọng không thể sống nổi, đã bỏ đi. Rất may chị Linh tìm được chiếc nhẫn kim cương, Hai vợ chồng Hong Linh ân hận đã bổ đi tìm khắp nơi ở thành phố Đào Viên và đã tìm được chị, nơi chị vẫn thường dắt hai đứa trẻ đi chơi và nhìn về quê hương để nguôi nối nhớ.

Trong khi đó ở trên mỏ vàng, sau khi Đạo con trai anh Đắc đem cục vàng về anh Đắc sống cô đơn xa vợ con, đã sa vào vòng cờ bạc. Anh đã tận tình cứu hai vợ chồng người thợ đào vàng ở lán bên nhưng người chồng đã chết. Sự chăm sóc Liên, người vợ góa đã dẫn đến quan hệ tình dục và Liên đã có mang. Bị Điển-ma-xó lừa, anh thua bạc phải vay mượn mụ Liễu lãi xuất cắt cổ. Số phận đưa đẩy anh đã tham gia vào chuyện buôn bán trái phép cyanur và bị bắt quả tang. Anh đã chạy thoát nhưng mụ Liễu đã cử Sậu Khùng đuổi và giết Đắc ngay khi anh về tới được khu bãi rác tìm con.

Mối quan hệ giữa mấy gia đình thượng lưu, gia đình ông Triệu, gia đình luật sư Du cùng con trai đi du học ở Pháp về và gia đình đại tá công an, mối quan hệ ba trong một, cùng con em họ ra sao. Cuộc sống tình cảm của ông Triêu với cô thư ký Nhung xinh đẹp nhưng cô đơn, quan hệ bí ẩn của ông Triệu với vú em nuôi Ngọc và của ông với Thu, cô nhân viên tiệm vàng luôn sẵn sàng dâng hiến để có tiền cứu bạn tình khỏi cái chết của ma túy. Tình càm của Ngọc con gái đại gia với Đạo con trai thợ đào vàng ở bãi rác dẫn tới đâu. Sự nghiệp cua chàng trai đầy nghị lực thế nào. Cuộc sống muôn vẻ của đời thợ đào vàng, những cuộc tranh chấp trấn lột đẫm màu giữa Sậu Khùng, Khiền Điên, Điển-ma-xó, Sình-nhà-mồ ra sao. Số phận của Liên, người vợ góa và đứa con ngoài giá thú với Đắc dẫn đến đâu. Sau khi người vợ của anh Hong chết đột quỵ, số phận của chi Chi thế nào???…

  

Biên kịch: Nguyễn Quý Hải

Đạo diễn: Huỳnh Thiên Lộc

Sản xuất: Chi nhánh Hãng phim Truyện Việt Nam

Thời lượng: 35 tập x 45 phút

Diễn viên: Huê Minh, Quốc Trường, Hoa hậu Duy Thanh Lập, Lý Hải, Lê Kiều Như, Uyên Thảo, ca sĩ Hồ Thu Phương, ca sĩ Kalvie Trần, Thân Thúy Hà, Vũ Hoàng Điệp, NSƯT – đạo diễn Bạch Lan, Châu Kha, Triều An, Hải Vân,…

  Vàng   được phát sóng vào lúc 9h30 thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần trên HTV7 kể từ ngày 17/5.

 M.T 


Tham nhũng vặt

 Nhiều người sẽ khó hiểu với cụm từ "tham nhũng vặt”! Xin thưa, không có gì khó hiểu cả. Bởi với những cán bộ cấp to, ở những vị trí có ảnh hưởng tới nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội thì mới có cơ hội để tham nhũng lớn, còn những cán bộ, công chức bình thường thì không thể tham ô hàng tỷ đồng, mà họ chỉ có thể mượn danh thi hành công vụ để sách nhiễu, kiếm chác của người dân dù chỉ là... đôi ba trăm nghìn VNĐ. Thực tế chỉ ra rằng, trong xã hội hiện nay, bất cứ ngành nào, lĩnh vực gì cũng có thể kiếm được tiền lót tay, miễn là phải biết cách... hành. Việc lợi dụng chức năng nhiệm vụ của mình để hành dân, kiếm chác lợi lộc dù chỉ rất nhỏ. Khoảng vài trăm nghìn VNĐ cho đến vài triệu đồng thì có thể gọi là tham nhũng vặt! 


Mới đây, kết quả khảo sát chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) năm 2012 (với gần 14.000 người) được công bố cho thấy tình trạng tham nhũng có dấu hiệu gia tăng trong cán bộ công chức ở các cơ quan công quyền. Theo chuyên gia về cải cách hành chính và chống tham nhũng của Liên Hợp Quốc, sau 2 năm tiến hành khảo sát về mức độ hài lòng của người dân về nền hành chính công, tình trạng hối lộ, tham nhũng có xu hướng gia tăng và ngày càng phổ biến. PAPI chỉ ra rằng, mức độ tham nhũng, ăn hối lộ tùy thuộc vào vị trí công tác của cán bộ công chức, hoàn cảnh và tính chất công việc. Ví dụ, theo khảo sát, gần 20% số người đã làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã phải chi "lót tay” với mức thấp nhất khoảng 100.000 đồng để "được việc”; gần 60% số người dân phải chi thêm tới gần 1 triệu đồng ngoài các chi phí chính thức để làm các thủ tục liên quan đến đất đai. Điều đáng buồn là có đến 50% số người lao động muốn xin được việc làm trong khu vực nhà nước phải đưa hối lộ. Tỷ lệ lót tay trong lĩnh vực y tế, giáo dục cũng tăng đáng kể từ 31% năm 2011 lên 42% vào năm 2012. Chỉ nhìn con số thống kê của PAPI khiến nhiều người trong chúng ta phải giật mình. Có tới 65% công chức "không thạo việc” khi làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân, tỷ lệ này trong thủ tục cấp giấy phép xây dựng là 40%. Giải thích cho nguyên nhân các cán bộ công chức thực thi công vụ sách nhiễu và nhận hối lộ, PAPI cho rằng, một phần do trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức yếu năng lực nên người dân cảm thấy bị hành vì phải đi lại quá nhiều lần cho một thủ tục hành chính nên chủ động đưa hối lộ cho nhanh. Người dân chủ động thực hiện hành vi đưa hối lộ để "lách” những thủ tục hành chính rườm rà với hy vọng nhận được chất lượng dịch vụ công tốt hơn. Nhưng phần nhiều là do mức lương của cán bộ, công chức làm dịch vụ hành chính công thấp khiến họ phải xoay sở, nghĩ cách để "cải thiện” cuộc sống.


Nhiều người sẽ đặt câu hỏi, vì sao người dân lại phải chịu đựng hành vi tham nhũng? Xin thưa, khi nạn phong bì đã thành thông lệ, hay nói cách khác là "chuyện thường ngày ở huyện” thì không muốn cũng phải chịu đựng. Bởi lẽ, nếu như lúc đầu chỉ là do trình độ năng lực của cán bộ công chức yếu khiến người dân phải đi lại nhiều với các thủ tục hành chính công; nhưng sau đó do đã nhận phong bì quen nên việc không có phong bì đã trở thành nỗi ám ảnh khó chịu khiến cán bộ, công chức không còn muốn thực thi nhiệm vụ của mình, quên đi nghĩa vụ công bộc phục vụ dân mà lơ là trong giải quyết các thủ tục hành chính công cho người dân.


Đó chính là lý do nhiều người dân không còn tin tưởng ở luật pháp, nhất là thái độ xử lý tham nhũng của Nhà nước không được nghiêm minh nên họ tặc lưỡi thôi cứ đưa phong bì cho xong việc. Có tới gần 73% người dân cho rằng tố cáo không giải quyết được vấn đề gì, do vậy thay vì tố cáo tham nhũng thì hãy hối lộ để giải quyết cho xong việc của mình. Có tới trên 95% người dân sẵn sàng trả chi phí lót tay cao hơn và không nghĩ đến việc tố cáo tham nhũng để được việc. Điều này chứng tỏ người dân dần đã "thích nghi” với tham nhũng.


Chỉ số PAPI lần đầu tiên được công bố khiến không ít người giật mình bởi nạn "tham nhũng vặt” đang lên ngôi. Từ xưa đến nay, khi đi khám bệnh, khi đi làm thủ tục đăng ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xin phép xây nhà... người ta thường có thói quen dúi phong bì cho cán bộ công chức thụ lý hồ sơ của mình, nhưng mấy ai dừng lại để suy ngẫm xem hành vi của mình sẽ gây hậu quả ra sao tới nền hành chính công của đất nước? Hay chí ít, hành vi đút lót của mình sẽ gây hại như thế nào tới những cán bộ công chức thực thi công vụ vì làm hỏng họ, hoặc gây khó cho người khác khi làm thủ tục hành chính công mà không có tiền.


Nhưng điều quan trọng hơn là chỉ số PAPI như một lời cảnh tỉnh đối với các nhà hoạch định chính sách, những người lãnh đạo đang muốn triệt tiêu tham nhũng để đưa Việt Nam phát triển thành rồng, thành hổ trong khu vực và trên thế giới. Kỳ họp thứ 5 QH khóa XIII sắp khai mạc, hy vọng các đại biểu Quốc hội sẽ làm tròn sứ mạng của mình để thực hiện việc giám sát các hành vi liên quan đến tiêu cực tham nhũng, giúp nền hành chính công Việt Nam ngày một trong sạch hơn. Tuy nhiên, muốn giải quyết tận gốc vấn đề "tham nhũng vặt”, không chỉ cần việc giám sát chặt chẽ, xử lý nghiêm minh, mà còn cần một giải pháp đồng bộ trong đó có cả chế độ đãi ngộ, lương, thưởng để cán bộ công chức không còn tơ tưởng đến tham nhũng vặt.

Lê Anh Đức

Những nghề kiếm bộn nhờ nắng nóng

 Sửa điều hòa, quạt điện, bán áo chống nắng, kinh doanh nước giải khát... giúp nhiều người kiếm tiền triệu mỗi ngày vào dịp Hà Nội nắng nóng nhất từ đầu mùa. 

 1. Sửa điều hòa, quạt điện 

  

Anh Hòa (Định Công, Hà Nội), một thợ sửa điều hòa có kinh nghiệm cho biết, những ngày gần đây anh làm không hết việc. Đã tuyển thêm một vài thợ nữa làm cùng, nhưng ngày nào anh Hòa cũng phải làm đến 7-8h tối. Người thì gọi anh lắp đặt, số khác thuê sửa chữa, bảo dưỡng. Sau khi trả công cho thợ phụ và các chi phí phụ kiện, có ngày anh thu nhập hơn một triệu đồng.

Cùng với thợ sửa chữa, những người bán điều hòa cũng được dịp "hái ra tiền" trong những ngày gần đây. Đó là chưa kể đến nhu cầu đối với các mặt hàng như máy phát điện, quạt tăng cao, khiến một số đại lý cho biết, doanh số tăng gấp 2 - 3 lần so với trước..

 2. Kinh doanh nước giải khát  

Bán trà đá, trà chanh, nước mía, nước giải khát... đều là những mặt hàng giúp nhiều người tại thủ đô kiếm tiền triệu mỗi ngày, đặc biệt trong thời tiết Hà Nội nóng như đổ lửa. Loại nước uống bình dân nhất hiện nay là trà đá được bán thấp nhất khoảng 3.000 đồng. Người bán lại không phải bỏ quá nhiều vốn.

Với nước mía, trà chanh, người bán cũng lãi ít nhất gấp đôi số vốn bỏ ra. Tại một số đại lý kinh doanh nước giải khát đóng chai, kem, sữa chua và nhà hàng bia hơi, số lượng khách tăng gấp 3 - 4 lần so với trước đó. Trong những ngày nắng nóng, do nhu cầu lớn nên giá các loại đồ uống cũng tăng khoảng vài nghìn đồng so với ngày thường.

 3. Bán các mặt hàng chống nắng 

Cửa hàng bán khẩu trang, áo, váy chống nắng tại Hà Nội luôn đông đúc vào các ngày gần đây. Theo chia sẻ của chủ một cửa hàng trên đường Cầu Giấy, các loại áo, váy chị nhập vào chỉ bằng nửa giá bán. Còn đối với các loại khẩu trang, khăn bịt mặt, chị bán ra đôi khi gấp 3 lần giá nhập.

Những ngày nắng nóng như mấy hôm nay, có ngày chị bán được hai chục chiếc váy áo. Còn khẩu trang, khăn bịt mặt số lượng không đếm xuể. Trên phố Gia Ngư, Hoàn Kiếm chủ một cửa hàng cũng cho biết, cả bán lẻ và buôn đều tăng gấp đôi ngày thường.

 4. Giao hàng tận nơi 

Thời tiết khắc nghiệt, nhu cầu mua hàng qua mạng và giao tận nơi được rất nhiều người ưa chuộng. Chị Lan, chủ một shop thực phẩm online cho biết, giá thuê shipper gần đây cũng tăng khoảng 10.000-20.000 đồng so với trước đó do thời tiết quá nắng nóng. "Giá tăng nhưng nhiều lúc gọi cũng chẳng có người mà thuê", chị Lan cho biết.

Anh Thịnh, một shipper chuyên nghiệp cho biết, mấy ngày nay, trung bình mỗi ngày nhận hơn 40 đơn hàng gồm đủ các loại sản phẩm. Giá mỗi chuyến 30.000-50.000 đồng tùy khoảng cách. Do lồng ghép giữa những đơn hàng cùng tuyến đường nên anh không phải đi quá nhiều chuyến, giảm bớt chi phí xăng xe và có ngày bỏ túi gần một triệu đồng.

 5. Taxi 

Nắng nóng kéo dài, nhu cầu di chuyển bằng xe taxi cũng tăng rất mạnh. Anh Huy, tài xế hãng Mai Linh cho biết, vào buổi trưa giờ cao điểm, không ít hôm "cháy" xe. Một số tài xế hãng nhỏ còn từ chối nếu khách đi đoạn đường gần.


Thứ Tư, 15 tháng 5, 2013

Nóng 'chảy mỡ', người Hà Nội đổ ra đường tới đêm khuya

 Đối phó với cái nóng đầu hè, nhiều người dân thủ đô đã tìm đến công viên, quảng trường hay những quán trà đá vỉa hè để trốn tránh cái nóng. 

Tối 15/5, nhiệt độ dù đã giảm còn khoảng 30 độ C, nhưng vẫn khá oi bức. Nhiều người dân khu vực nội đô đã tìm đến tượng đài Lý Thái Tổ để tránh nắng...

... đến10h đêm, ở đây vẫn đông người.

Khu vực tượng đài Lê Nin đông hơn những ngày khác. 2 ngày nay nhiều gia đình đưa trẻ em đến đây vui chơi, dù không phải chủ nhật, một người kinh doanh xe ô tô trẻ em ở đây cho biết.

Em nhỏ được bố mẹ đưa ra công viện Lê Nin chơi, theo trung tâm dự báo khí tượng thủy văn TW, nhiệt độ ngoài trời trưa nay khoảng 37-38 độ C, ban đêm khoảng 30 độ C.

Một gia đình đi chơi tại quảng trường Ba Đình...

... số khác ngồi ngoài vỉa hè để tránh nóng.

Theo ông Lê Thanh Hải, Phó giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn TW, sang ngày thứ 6, trời Hà Nội sẽ dịu bớt, song vẫn nóng 33-34 độ C, đến đầu tuần sau khu vực Thủ đô mới có mưa và mát mẻ trở lại.

Tại khu vực bán kem Tràng Tiền, rất nhiều người dân đi mua kem để ăn giải nhiệt, những lúc cao điểm phải cần đến cảnh sát khu vực để phân luồng giao thông do lượng người đổ về đông, để xe vỉa hè gây ùn tắc.

Mặc dù Hồ Gươm cấm đi xe và trông giữ xe trên vỉa hè, nhưng nhiều người vẫn phi thẳng lên để đi mua kem hoặc chọn nơi ngồi gần hồ để hóng gió.

Và con đường Đinh Tiên Hoàng, dọc bờ hồ Hoàn Kiếm trở thành nơi đỗ xe máy. Đây là hình ảnh dễ thấy vào những ngày Thủ đô nắng nóng, hiện tại khu vực này chỉ có một bãi đỗ xe, tuy nhiên nó luôn quá tải và không thuận tiện để di chuyển.

Một quán nước dọc đường gom đại lộ Thăng Long, đoạn chạy qua Mễ Trì đông khách ngồi. Theo dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn TW, năm nay Hà Nội tổng cộng 7-8 đợt nắng nóng, mỗi đợt kéo dài 3-10 ngày.

Lê Hiếu

Theo Infonet


Lốc xoáy làm thiệt hại hơn 50 căn nhà tại Sóc Trăng

 Liên tục trong 2 ngày qua, trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, mưa giông kèm theo lốc xoáy đã làm sập và tốc mái hơn 50 căn nhà của người dân, ước tính thiệt hại ban đầu trên 250 triệu đồng. 

 Liên tục trong 2 ngày qua, trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, mưa giông kèm theo lốc xoáy đã làm sập và tốc mái hơn 50 căn nhà của người dân, ước tính thiệt hại ban đầu trên 250 triệu đồng .

Số nhà bị thiệt hại tập trung tại các xã Tham Đôn, Gia Hòa 2, Hòa Tú 1, Thạnh Phú, Ngọc Đông của huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng.

Ở một số địa phương khác như: Thạnh Trị, Ngã Năm, Trần Đề, mưa lớn và lốc xoáy cũng làm một số căn nhà bị tốc mái, nhiều diện tích hoa màu, lúa bị đổ ngã. Ngoài ra, mưa lớn còn ảnh hưởng đến những diện tích tôm mới thả nuôi.

 Ảnh minh họa 

Trước thiệt hại nặng nề của bà con, đại diện các cấp chính quyền, địa phương trong tỉnh đã huy động lực lượng khắc phục hậu quả thiên tai, đồng thời tổ chức đoàn đến thăm và hỗ trợ cho các hộ dân có nhà bị sập (2 triệu đồng/hộ); riêng những hộ có nhà bị tốc mái, xiêu vẹo mỗi hộ được hỗ trợ từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng.

TH Sóc Trăng


Nửa tháng lộng hành sau lời ngon ngọt của Trung Quốc

 Hứa thật nhiều 



  

Ngày 2/5, trong chuyến công du vòng quanh Đông Nam Á, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã bất ngờ đưa ra đề xuất đàm phán với ASEAN về bộ quy tắc ứng xử có tính ràng buộc trên Biển Đông.

Theo đó, Ngoại trưởng Trung Quốc tái khẳng định lập trường “muốn giải quyết tranh chấp với một số nước ASEAN thông qua thương lượng và hợp tác cùng có lợi”, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết tăng cường quan hệ đối tác chiến lược giữa Trung Quốc và các nước ASEAN, hi vọng ASEAN có thể tập trung thúc đẩy mối quan hệ đối tác chiến lược này lên một tầm cao mới.

Vương Nghị khẳng định ASEAN là một ưu tiên hàng đầu trong chính sách ngoại giao của mình và bày tỏ hi vọng Thái Lan, với tư cách là nước điều phối viên, sẽ đóng một vai trò xây dựng trong việc hỗ trợ sự phát triển quan hệ Trung Quốc – ASEAN.

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (trái) trong chuyến thăm một số nước ASEAN mới đây. Trong ảnh là cuộc gặp với thủ tướng Thái Lan.

Ông Vương Nghị cũng cho biết nước này luôn sẵn sàng thảo luận về vấn đề COC. Ngoại trưởng Trung Quốc nói thêm: "Thực tế, chúng tôi đã nhất trí với ASEAN rằng hai bên sẽ xây dựng một COC trên cơ sở đồng thuận."

Ông Vương Nghị cho rằng, về vấn đề biển Đông Trung Quốc tỏ thái độ mong muốn hòa bình và ổn định, đồng thời cam kết giải quyết hòa bình các tranh chấp lãnh thổ thông qua sự đồng thuận với các bên liên quan.

Tuy nhiên trong nhận định trước đó, các nhà phân tích cho rằng việc Vương Nghị chỉ chọn 4 nước trong khu vực Đông Nam Á gồm Thái Lan, Singapore, Indonesia và Brunei là muốn nhằm đạt được sự ủng hộ từ các quốc gia này khi vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển Đông vẫn đang nóng như hiện nay.

Không chỉ là láng giềng với Trung Quốc mà 4 quốc gia này còn giữ vị trí trung lập và có ảnh hưởng đến khối ASEAN hiện do Brunei ngồi ghế chủ tịch.

 Làm càn 

Cùng thời điểm chuyến công du, ngày 30/4, Bắc Kinh tổ chức tour du lịch ra đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Trung Quốc cho biết đây chỉ là chuyến du lịch bình thường tại “một hòn đảo trên Biển Đông”, nhưng sự kiện này là một hành động xâm phạm trắng trợn đối với chủ quyền quốc gia Việt Nam.

Tiếp đó, ngày 6/5, Trung Quốc đã đưa dàn khoan khổng lồ ra khai thác Biển Đông. Tân Hoa Xã đưa tin, bắt đầu từ trưa 5/5, giới chức Trung Quốc phái 9 con tàu hộ tống và kéo dàn khoan - lọc dầu khí Lệ Loan 3-1 cao bằng tòa nhà 18 tầng từ Thanh Đảo cơ động nhằm về hướng Biển Đông.

Dàn khoan khổng lồ của Trung Quốc đang trên đường kéo ra Biển Đông.

Dàn khoan - lọc dầu khí khổng lồ này di chuyển trên biển với tốc độ 3 đến 4 hải lý/giờ, theo tính toán của giới chức Trung Quốc sau 12 ngày nó sẽ tới một mỏ khí thiên nhiên ở "một vùng nước sâu trên Biển Đông".

Dàn khoan này cao gần 100m do Bắc Kinh tự nghiên cứu, chế tạo thời gian 21 tháng với kiến trúc 3 tầng, toàn bộ sử dụng khung thép. Sau khi hút khí từ dưới đáy biển lên dàn khoan, nó sẽ tự động phân lọc dầu, khí đốt, loại bỏ nước và tạp chất, tất cả thành một hệ thống khép kín.

Cuối tháng 9/2013, dàn khoan khủng này sẽ bắt đầu "khai thác dầu khí" trên một vùng biển ở Biển Đông.

Trung Quốc ngày càng bành trướng tại Biển Đông, song song với việc đưa dàn khoan để khai thác tài nguyên, quốc gia này cũng không quên các hoạt động lấn biển được triển khai bởi lực lượng ngư chính. Ngư chính Trung Quốc đã bắn vòi rồng đuổi tàu cá, kéo đội tàu ra tranh cướp ngư trường.

Tân Hoa Xã ngày 6/5 đưa tin, Trung Quốc đã dùng vũ lực đối với tàu cá đánh bắt tại vùng biển gần Đá Vành Khăn (nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, Philippines và Trung Quốc cũng "tuyên bố" chủ quyền và Bắc Kinh đang chiếm đóng trái phép - PV).

Tân Hoa Xã tường thuật, tàu Ngư chính số hiệu 45001 tiến sát chiếc "tàu cá nước ngoài" 10 mét, một khoảng cách đã khá nguy hiểm trên biển nhưng chiếc tàu cá này vẫn đánh bắt bình thường và không chịu dời đi, tàu Trung Quốc đã bật vòi rồng xối thẳng vào tàu cá đối phương, cuối cùng chiếc tàu cá này phải rút ra khỏi khu vực.

Gần đây, 32 chiếc tàu cá của Trung Quốc đã bắt đầu thả neo và đánh bắt trái phép tại vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam kể từ 16 giờ 45 phút ngày 13/5.

Các con tàu chính thức xâm phạm quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam sau chuyến hành trình 173 tiếng đồng hồ (hơn 7 ngày), xuất phát từ tỉnh Hải Nam.

Trước đó, ngày 6/5, đội tàu đánh cá Đam Châu của Trung Quốc gồm 32 chiếc, đã xuất phát từ cảng cá Bạch Mã Tỉnh bắt đầu tiến ra ngư trường Trường Sa của Việt Nam. Số tàu trên đều là tàu đánh cá cỡ lớn từ hơn 100 tấn trở lên, được lắp đặt thiết bị thông tin hiện đại, bảo đảm thông tin liên lạc với đất liền 24/24 giờ.

Mới đây nhất, Trung Quốc ngang ngược thi hành Lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông năm 2013 từ 12h ngày 16/5 đến 12h ngày 1/8, với phạm vi bao gồm cả một số vùng biển của Việt Nam.

"Việc Trung Quốc đơn phương thi hành Lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông với phạm vi bao gồm cả một số vùng biển của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, không phù hợp với tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)", phát ngôn viên ngoại giao Việt Nam nói.

 Mai Nguyên  (tổng hợp) 


Teens Hà Nội choáng váng vì nắng nóng 39 độ

 Facebook hai ngày nay ngập tràn các status than về nóng, nắng. 

Những ngày này, miền Bắc bước vào đợt nắng nóng đầu tiên trong năm. Không khí ngột ngạt, oi bức của ngày hè từ 35-36 độ, có lúc đỉnh điểm buổi trưa, nhiệt độ còn lên ngưỡng 39-40. Ban ngày khi buộc phải ra ngoài đường, bạn nào cũng "cố thủ" trong áo chống nắng, khẩu trang che kín người. Cái nóng thậm chí còn kéo dài đến tận tối qua khi 20h mà đường phố vẫn hầm hập.

Trước thời tiết quá khó chịu, teens la liệt lên trang cá nhân ca thán khiến facebook ngập tràn các status "nóng". Nhiều bạn thậm chí còn hài hước chế ảnh vui về "sự kiện đang gây sốt" này.

Một số địa điểm ở Hà Nội hôm qua bị mất điện giữa đêm nóng khiến teens bức bối.

Lịch cắt điện của thủ đô ngay lập tức được các bạn share liên tục trên facebook để mọi người có biện pháp phòng tránh nóng kịp thời.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, đợt nóng nắng sẽ này sẽ còn kéo dài thêm 2 -3 ngày tới rồi mới có dấu hiệu giảm nhiệt.

Hôm nay 16/5, ở một số khu vực phía Bắc, nhiệt độ vẫn ở mức cao, phổ biến từ 36-38 độ, riêng khu vực vùng núi Bắc và Trung Trung Bộ nhiều nơi có thể có nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao trên 39 độ.


 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Skull Belt Buckles